Sẹo lồi hình thành như thế nào? Cách trị sẹo lồi hiệu quả

Sẹo lồi là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mất thẩm mỹ và khiến phái đẹp giảm tự tin khi tiếp xúc đám đông. Vậy sẹo lồi hình thành như thế nào? Làm thế nào để khắc phục tình trạng sẹo lồi? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này tới quý bạn đọc.

Sẹo là sự tăng sinh collagen ở da trong quá trình hồi phục vết thương. Khi sự sản sinh này quá mức thừa sẽ hình thành sẹo lồi. Sẹo lồi thường gây ngứa, có thể đau, không tự giảm mà có khả năng sẽ phát triển sau khi cắt đi.

Sẹo lồi hình thành như thế nào?

Sau khi chịu tổn thương ở da là tới quá trình tái tạo lại tổ chức để chữa lành vết thương, khi đó sẽ có thể hình thành sẹo. Sẹo bình thường có hình dạng và kích thước tương ứng với vết thương, không gồ lên hay lõm vào da, màu sắc tương tự với vùng da khác.

Sẹo lồi là tình trạng vết sẹo lồi lên trên da, có màu đỏ hoặc hồng, thường kích thước sẽ thay đổi tùy vào tổn thương sẵn có. Sẹo có bề mặt nhẵn bóng, căng, có thể thấy được các mạch máu bên dưới da, sờ vào thấy cứng như cao su. Lâu dần sẽ phát triển lan xa khỏi vết thương ban đầu, bề mặt không đều, màu sậm hơn và cứng hơn.

Sẹo lồi hình thành thành do sự tăng sinh quá mức về số lượng lẫn sự sắp xếp của các tế bào mô trong lớp biểu bì da. Sẹo lồi thông thường không gây cảm giác khó chịu nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tuy nhiên vẫn có một vài loại sẹo sẽ gây ngứa, đau hoặc đem lại cảm giác căng cứng cho bạn.

Sẹo lồi hình thành như thế nào? Cách trị sẹo lồi hiệu quả
Sẹo lồi hình thành như thế nào?

Đặc điểm của sẹo lồi

Quá trình hình thành và phát triển của sẹo lồi được ảnh hưởng bởi cơ địa và yếu tố di truyền đặc thù của từng cá nhân. Sẹo lồi có khả năng xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, chủ yếu là trước xương ức, sau tai (do tổn thương từ việc xỏ khuyên), cổ, vai, lưng, tay chân,… Tuy sẹo lồi hiếm khi xuất hiện trên mặt hoặc các vùng khác của cơ thể như lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Mặc dù sẹo lồi không gây nguy hiểm, nhưng khi phì đại quá mức và tồn tại lâu dài, nó có thể làm da cứng và hạn chế vận động. Đồng thời, điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ của khu vực sẹo. Càng để tình trạng này kéo dài, càng khó khăn trong việc loại bỏ sẹo để làn da trở nên mịn màng hơn.

Nguyên nhân gây sẹo lồi

Sẹo lồi thường phát triển sau khi da chịu tổn thương do các nguyên nhân sau:

  • Chấn thương do tai nạn, rách da.
  • Sau các phẫu thuật như phẫu thuật tim, bụng, thẩm mỹ, mổ ruột thừa do viêm ruột thừa cấp, mổ lấy thai,…
  • Sau bỏng da.
  • Nhiễm trùng da.
  • Mụn trứng cá.
  • Xỏ khuyên tai.

Tuy nhiên, không phải mọi tổn thương đều dẫn đến sẹo lồi, mà phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ dưới đây:

  • Cơ địa dễ mắc sẹo lồi và đã từng bị sẹo lồi trước đó. Yếu tố cơ địa quyết định xem liệu vết thương trên da có tiến triển thành sẹo lồi hay không.
  • Vết thương chùng hoặc bị căng đặc.
  • Có dị vật lạ dưới da như tóc, bụi, cát,…
  • Chế độ ăn uống không đúng cách và sử dụng những thực phẩm có nguy cơ cao gây hình thành sẹo như rau muống, thịt gà, đồ nếp,…
Sẹo lồi hình thành như thế nào? Cách trị sẹo lồi hiệu quả
Sẹo lồi hình thành do nhiễm trùng khi xỏ khuyên

Cách trị sẹo lồi hiệu quả

Đối với các loại sẹo khác nhau, có các phương pháp điều trị khác nhau nhưng thường các biện pháp này chỉ nhằm làm mờ và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới cuộc sống mà không giải quyết cụ thể được sẹo lồi. Mức độ hiệu quả tùy vào từng phương pháp và cần phải kiên trì một thời gian để đạt kết quả.

Có thể chia làm hai giai đoạn để trị sẹo là giai đoạn sớm khi vết thương vừa lành hoặc giai đoạn sau khi sẹo tiến triển.

Trong giai đoạn sớm khi sẹo mới hình thành, có thể sử dụng kem bôi ngừa sẹo hoặc miếng dán silicone ngừa sẹo. Ngoài ra, vật lý trị liệu như massage và băng ép cũng có thể áp dụng.

Ở giai đoạn sẹo phát triển, có thể áp dụng các phương pháp điều trị sẹo lồi sau:

  • Bắn laser: Làm đông mao mạch nuôi dưỡng sẹo và phá hủy collagen hình thành sẹo.
  • Tiêm corticoid: Giúp làm mềm, phẳng lại mô sẹo. Tuy nhiên, cần cẩn thận vì có thể gây biến chứng như làm giảm sắc tố da, teo da, hoại tử,…
  • Áp hoặc phun nitơ lỏng: Giúp phẳng sẹo sau 8 đến 10 lần điều trị ở đa số trường hợp.

Đối với những sẹo lồi quá lớn, có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sẹo hoặc gây co rút, hạn chế vận động. Kết hợp với tiêm corticoid cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên, cần chú ý kết hợp các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả tối đa.

Phòng ngừa sẹo lồi

Các biện pháp trị sẹo lồi như đã đề cập không đảm bảo hiệu quả hoàn toàn, do đó, phòng tránh sẹo là giải pháp tối ưu. Dưới đây là một số giải pháp để phòng tránh sẹo:

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt là những vết thương mới, để tránh nhiễm trùng.
  • Hạn chế phẫu thuật thẩm mỹ ở những người có cơ địa dễ hình thành sẹo.
  • Tránh nặn mụn bừa bãi để tránh nhiễm trùng. Nên đến các cơ sở chuyên môn, đảm bảo vệ sinh an toàn khi nặn mụn.
  • Không để các vết thương mới quá chùng hoặc quá căng.
  • Trong các phẫu thuật, nên cắt theo nếp da để giảm thiểu tối đa sự hình thành sẹo.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm dễ làm hình thành sẹo sau phẫu thuật như rau muống, trứng, đồ nếp, thịt gà,…
Sẹo lồi hình thành như thế nào? Cách trị sẹo lồi hiệu quả
Giữ gìn vệ sinh tránh nhiễm trùng gây nên sẹo

Sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe, nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ cho người mắc. Hiểu cơ chế hình thành sẹo lồi giúp chúng ta phòng ngừa nguy cơ sẹo tiến triển và là cách điều trị sẹo lồi hiệu quả nhất. Hy vọng thông tin này mang lại lợi ích cho bạn!

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể và chính xác, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế. Họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác và phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *