Trẻ 6 tháng bị sổ mũi do nguyên nhân gì? Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ

Sổ mũi và hắt hơi là các tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non kém. Vậy nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng bị sổ mũi là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh này? Nhà thuốc Thái Minh sẽ hỗ trợ bố mẹ trang bị kiến thức để chăm sóc con tại nhà và giúp bé nhanh khỏi bệnh.

Hệ miễn dịch của trẻ em, đặc biệt là trẻ 6 tháng tuổi, chưa hoàn thiện nên cơ thể bé còn non nớt và dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như sổ mũi, ho, hắt hơi… Mặc dù đây là tình trạng thường gặp, nhưng nó vẫn làm cha mẹ cảm thấy lo lắng. Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp trẻ 6 tháng bị sổ mũi không đáng ngại và phụ huynh có thể tự điều trị, khắc phục bệnh cho bé tại nhà.

Nguyên nhân khiến bé 6 tháng bị sổ mũi

Trong giai đoạn từ 6 đến 36 tháng tuổi, trẻ nhỏ có khả năng mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa cao, đặc biệt là vào giai đoạn chuyển mùa.

Vi rút và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nắng nóng và độ ẩm cao là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này. Hệ miễn dịch của trẻ ở độ tuổi này thường còn non yếu, không đủ khả năng chống chọi các tác nhân gây bệnh. Điều này khiến các bé thường đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến sức khỏe và dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp nếu không được bảo vệ cẩn thận.

Trẻ 6 tháng bị sổ mũi do nguyên nhân gì? Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ
Trẻ 6 tháng bị sổ mũi do hệ miễn dịch còn non yếu

Trong giai đoạn từ 6 đến 36 tháng tuổi, hệ miễn dịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Một hệ miễn dịch mạnh mẽ sẽ giúp bé ngăn chặn và tiêu diệt các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể, cũng như lưu giữ thông tin để phản ứng nhanh chóng hơn vào lần xuất hiện tiếp theo của mầm bệnh. Tuy nhiên, đến 6 tháng tuổi, con sẽ không nhận được thêm kháng thể từ cơ thể mẹ nữa, hệ miễn dịch lại chưa đủ mạnh để tự sinh ra đủ kháng thể, điều này làm cho cơ thể trẻ không đủ khả năng chống chọi và luôn tồn tại nguy cơ mắc bệnh. Các bé thường xuyên gặp rủi ro liên quan đến sức khỏe và thường bị nhiễm khuẩn đường hô hấp nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng sổ mũi ở bé bao gồm:

  • Thời tiết lạnh
  • Viêm mũi dị ứng
  • Cảm lạnh và cảm cúm
  • Có dị vật trong mũi.
  • Nhiễm trùng Adenoids
Trẻ 6 tháng bị sổ mũi do nguyên nhân gì? Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ
Cảm cúm khiến trẻ nhỏ bị hắt hơi, sổ mũi

Phương pháp điều trị cho trẻ 6 tháng bị sổ mũi

Trong trường hợp con trẻ bị sổ mũi, nước mũi trắng đục hoặc trong suốt, cơ thể vẫn khỏe mạnh, không bị sốt hoặc sốt nhẹ thì bố mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà bằng các phương pháp sau đây:

  • Tăng tần suất cho bé bú nhiều hơn:

Đưa bé bú với tần suất nhiều hơn so với ngày thường sẽ giúp cơ thể bé tránh tình trạng mất nước.

  • Hút mũi:

Sử dụng bóng hút mũi để hút bớt chất nhầy trong mũi ra ngoài, giúp đường thở của bé thông thoáng. Thực hiện cách hút đơn giản bằng cách bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong mũi, sau đó buông ngón tay bóp để bóng phình lên và rút đầu hút ra khỏi mũi để xả sạch chất nhầy. Để vệ sinh, sử dụng nước và nước rửa bình sữa.

  • Sử dụng nước muối sinh lý:

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm ẩm đường mũi và làm lỏng chất nhầy đặc trong mũi. Để thực hiện, cho trẻ nằm ngửa đầu nhẹ ra sau, nhỏ nước mũi vào và để trong 30 giây sau đó sử dụng bóng hút để hút chất nhầy ra ngoài.

  • Sử dụng hơi nước gừng:

Hơi nước có chứa dược tính từ củ gừng sẽ giúp làm lỏng dịch mũi và mẹ có thể vệ sinh đường mũi bé dễ dàng bằng dụng cụ hút mũi.

Trẻ 6 tháng bị sổ mũi do nguyên nhân gì? Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ
Cho con bú nhiều hơn khi bị sổ mũi để ngừa tình trạng cơ thể mất nước

Nếu trẻ 6 tháng bị sổ mũi do nguyên nhân dị ứng, phụ huynh cần:

  • Tránh để con tiếp xúc với môi trường có tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng.
  • Đóng cửa sổ vào mùa dị ứng.
  • Người chăm sóc bé cần thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.

Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ 6 tháng tuổi

Các chuyên gia y tế luôn khuyến nghị rằng, biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ chính là phòng bệnh. Để ngăn ngừa trẻ 6 tháng bị sổ mũi nói riêng hay mắc bệnh viêm đường hô hấp nói chung, bố mẹ nên lưu ý các điểm sau:

  • Thường xuyên giặt giũ chăn, drap, gối, nệm cho trẻ.
  • Duy trì vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi bẩn, nấm mốc.
  • Bảo vệ bé khỏi lạnh vào những ngày thời tiết lạnh, chuyển mùa hoặc vào ban đêm.
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ các loại thực phẩm tốt, bổ sung nhiều nước, rau xanh, trái cây tươi.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho bé, nên nấu thức ăn lỏng hơn bình thường khi con đang bị ốm. Điều này giúp cơ thể trẻ dễ hấp thu các dưỡng chất.
  • Đặt bé nằm nghiêng khi bị sổ mũi để giúp con dễ thở hơn và đào thải các chất nhầy trong cơ thể.
  • Vệ sinh mũi cho bé hàng ngày khi thấy con có biểu hiện bị viêm mũi để giữ cho mũi con luôn khô ráo và sạch sẽ.

Trong trường hợp quan sát thấy con xuất hiện những triệu chứng dưới đây, bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện uy tín để bác sĩ khám và đưa ra hướng xử lý phù hợp:

  • Trẻ bị sổ mũi, quấy khóc ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Trẻ 6 tháng bị sổ mũi 10 ngày nhưng không cải thiện.
  • Dịch nhầy có màu vàng hoặc màu xanh lá cây liên tục từ 10 đến 14 ngày.
  • Các dấu hiệu khác như ho dai dẳng, sốt hơn 3 ngày không khỏi…

Một trong những vấn đề về sức khỏe mà trẻ 6 tháng tuổi dễ mắc phải chính là bị sổ mũi. Tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể được điều trị, chăm sóc tại nhà.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích để biết cách xử trí khi trẻ 6 tháng bị sổ mũi. Phụ huynh không nên chủ quan mà cần theo dõi, chú ý các triệu chứng bất thường kèm theo như ho lâu ngày, quấy khóc, sốt, chảy dịch nhầy màu bất thường… để kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể và chính xác, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế. Họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác và phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *