Cách xử lý khi trẻ sơ sinh Ho có đờm, khò khè!!

Các biểu hiện và triệu chứng ho có đờm và khò khè của trẻ sơ sinh:

  • Các triệu chứng như thở khò khè và ho là dấu hiệu của các vấn đề về hô hấp, thường là do đường hô hấp bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp. Nếu bé chỉ bị khò khè một thời gian ngắn thì có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bé có kèm các triệu chứng như khó thở, quấy khóc, bỏ bú thì cần phải được đưa đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Một số bệnh liên quan đến đường hô hấp phổ biến là viêm phế quản, hen phế quản và trào ngược dạ dày. Nếu không được chữa trị kịp thời, các bệnh này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Khi trẻ ho có đờm và khò khè là biểu hiện của những vấn đề liên quan tới đường hô hấp.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ho đờm và khò khè:

  • Khi trẻ mới sinh ho có đờm và thở khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán nguyên nhân. Việc đưa trẻ đi khám ngay lập tức rất cần thiết, vì các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như viêm phổi và đòi hỏi phải điều trị kịp thời. Nếu trẻ bị ho khò khè kèm theo khó thở, người tím tái, ngủ li bì, vật vã, bỏ bú, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.Việc dùng thuốc tiêu đờm và các loại thuốc khác cho trẻ sơ sinh có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thay vì dùng thuốc, cha mẹ có thể sử dụng thuốc dân gian để giúp tiêu đờm cho trẻ. Ví dụ như chưng quất với đường phèn, hấp chanh đào với đường phèn, lá hẹ đường phèn và hạt chanh.
Chanh đào chưng với đường phèn giúp trị ho đờm cho trẻ rất tốt

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi mắc phải ho đờm và khò khè:

  • Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm, thở khò khè, cha mẹ cần tuân thủ một số biện pháp để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng. Kiểm tra thường xuyên nhiệt độ cơ thể của trẻ sợi sốt để kịp thời xử lý. Nếu sốt cao hơn 38,5 độ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn thuốc hạ sốt. Với trẻ bị ho và đờm, vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp trẻ long đờm trong phế quản, lưu thông tuần hoàn máu ở phổi.
Vỗ vào lưng trẻ để giúp trẻ long đờm trong phế quản, lưu thông tuần hoàn máu ở phổi.
  • Cách vỗ: Khum bàn tay và gập bàn tay ở chỗ cổ tay lại. Năm ngón tay sát vào nhau, ngón cái ép chặt vào ngón trỏ. Vỗ vào lưng trẻ từ trái sang phải, mỗi bên khoảng từ 3 – 5 phút. Lưu ý chỉ vỗ vào vị trí phổi, không vỗ vào vị trí xương sống, dạ dày. Không vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *