Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần lưu ý

Viêm tai giữa thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, có dấu hiệu như đau nhói trong tai hoặc chảy máu từ tai. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm thủng màng nhĩ, sự suy giảm thính lực hoặc thậm chí điếc vĩnh viễn.

Nguyên nhân chính gây viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường xuất phát từ vi khuẩn hoặc vi rút gây nên. Khi trẻ mắc bệnh, sốt, đau họng, dị ứng hoặc bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, các tác nhân như vi khuẩn hoặc vi rút có thể xâm nhập vào tai giữa, đặc biệt khi cơ thể trẻ yếu. Kết quả là tai giữa của trẻ sơ sinh sẽ bị viêm, có thể chảy dịch vàng hoặc thậm chí có mủ.
Thêm vào đó, cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm tai giữa cao nhất ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi. 
Viêm tai giữa thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, có dấu hiệu như đau nhói trong tai hoặc chảy máu từ tai. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm thủng màng nhĩ, sự suy giảm thính lực hoặc thậm chí điếc vĩnh viễn.
Vêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường là do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Bên cạnh các nguyên nhân chính đã được đề cập, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện do những tác nhân sau đây:
    • Do polyp trong tai trẻ che lấp phần tai giữa.
    • Do trẻ bị ốm, ho, sốt và cảm lạnh… Lúc này, đờm và dịch mũi không được vệ sinh đúng cách có thể lây sang tai.
    • Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết hoặc dị ứng với thức ăn lạ (đối với những trẻ mới ăn dặm).
    • Trẻ sơ sinh sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá độc hại.
    • Quá trình bơi hoặc tắm cho trẻ sơ sinh, có thể vô tình để nước vào trong tai và không vệ sinh sạch sẽ sau đó.
    • Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không đúng cách.
    • Khi người mẹ cho bé bú trực tiếp ở tư thế nằm, có nguy cơ làm cho sữa sặc lên mũi bé, trào sang tai và gây viêm tai giữa.
    • Đối với những trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa do kháng thể kém.

Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Để phát hiện xem trẻ sơ sinh có khả năng mắc viêm tai giữa hay không, bố mẹ cần lưu ý quan sát kỹ những dấu hiệu sau đây khi trẻ sơ sinh có các triệu chứng không bình thường về tai:
Trẻ sơ sinh có cơ thể sốt cao, thậm chí lên tới 39°C mà không rõ nguyên nhân, và kèm theo triệu chứng đau đầu. Là một trong những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ.
Sốt là dấu hiệu phố biến bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.
    • Trẻ sơ sinh có cơ thể sốt cao, thậm chí lên tới 39°C mà không rõ nguyên nhân, và kèm theo triệu chứng đau đầu.
    • Trẻ trở nên cáu gắt và không cho bất kỳ ai chạm vào tai vì sự đau đớn.
    • Trẻ sử dụng tay dụi tai, kéo vành tai, giật tai và khóc.
    • Trẻ thường đi ngoài nhiều hơn và mắc tiêu chảy.
    • Ống tai của trẻ có mủ và dịch vàng chảy ra.
    • Trẻ có phản xạ âm thanh kém, thậm chí rất kém.
    • Trẻ mất thăng bằng dễ ngã khi được ngồi.
Nếu trẻ sơ sinh có những triệu chứng như vậy, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay tức thì để được sự thăm khám và điều trị chuyên môn từ bác sĩ. 

Một số lưu ý khi điều trị viêm tai giữa

Bố mẹ không được tự ý mua thuốc nhỏ tai hoặc thuốc uống để tự điều trị cho trẻ. Điều này là do một số loại thuốc có thành phần kháng sinh, khi sử dụng quá liều, có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, không chỉ không hiệu quả trong việc điều trị, việc tự ý điều trị còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

Bố mẹ không được tự ý mua thuốc nhỏ tai hoặc thuốc uống để tự điều trị cho trẻ. Điều này là do một số loại thuốc có thành phần kháng sinh, khi sử dụng quá liều, có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần được điều trị nhanh chóng và đúng cách.
Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây như sau:
    1. Không nên đưa trẻ sơ sinh đến các cơ sở điều trị gia truyền tự do hoặc tự ý sử dụng thuốc tại nhà.
    2. Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc dân gian nào để nhỏ vào tai cho trẻ sơ sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
    3. Nên vệ sinh tai cho trẻ đúng cách, chỉ nên dùng khăn ấm, mềm lau sạch dịch chảy ra từ tai.
    4. Không được nôn nóng dùng tăm bông ngoáy và chọt sâu vào tai trong nhằm làm sạch.
    5. Nên thay áo gối mới cho trẻ thường xuyên và giặt giũ sạch sẽ áo quần của trẻ đồng thời phơi dưới ánh nắng.
    6. Khi đang điều trị viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh, lúc tắm gội tuyệt đối không được để nước bẩn dính vào tai của trẻ.
Khi phát hiện những dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đi kiểm tra và điều trị kịp thời và toàn diện để giảm nguy cơ tái phát và kéo dài của bệnh.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *