Người bị hẹp van tim nên và không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Bệnh hẹp van tim là một tình trạng bệnh lý có nhiều biến chứng khó đoán trước. Tuy nhiên, thông qua việc tuân thủ một chế độ ăn uống phù hợp, bạn hoàn toàn có thể duy trì chức năng tim khỏe mạnh dù bệnh đã tồn tại lâu dài.

Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Thái Minh sẽ chia sẻ với bạn một số loại thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh hẹp van tim để cải thiện sức khỏe tim mạch một cách tốt hơn và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh hẹp van tim.

Người bị hẹp van tim nên ăn gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng “một chế độ ăn uống giàu rau quả, trái cây và các hạt nguyên vỏ sẽ giúp làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh hẹp van tim và một số bệnh tim mạch khác”. Vì vậy, một chế độ ăn uống lý tưởng cho những người bị hẹp van tim thường bao gồm một số loại thực phẩm sau:

  • Thịt gia cầm nạc, đậu tương, trứng và các chế phẩm từ đậu tương.
  • Bổ sung ít nhất 2 bữa cá để cung cấp lượng omega-3 có lợi cho tim mạch. Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá tuần được khuyến khích sử dụng.
  • Ngũ cốc nguyên hạt như bánh quy làm từ lá mì đen, yến mạch nguyên cám, gạo lứt, bánh mì đen, mì ống nguyên hạt.
  • Sữa đã tách béo hoặc sữa ít béo.
  • Sử dụng một lượng nhỏ các chất béo lành mạnh từ hạt lanh, dầu cá, bơ, hạt óc chó.
Ăn chay kiêng những gì? Người mới bắt đầu ăn chay cần lưu ý?
Bổ sung nhiều rau quả sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh hẹp van tim

Người bị hẹp van tim không nên ăn gì?

Hầu hết các loại rau củ đều có lợi cho bệnh hẹp van tim, tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu vitamin K như cải xoăn, rau cải bỏ xôi, mùi tây, trà xanh, súp lơ xanh, gan bê,… bởi chúng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu và tăng nguy cơ tạo thành các huyết khối, dẫn đến tình trạng kẹt van và rung nhĩ.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể gây biến chứng cao cho người bị hẹp van tim bao gồm:

  • Muối: Muối là một thực phẩm gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ rung nhĩ, làm tình trạng van tim trở nên nặng hơn.
  • Chất béo bão hòa: Một số món như đồ chiên nướng, đồ ăn nhanh, mỡ động vật,… sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu và tạo nên các mảng xơ vữa.
  • Các loại thức ăn gây đầy hơi như thực phẩm muối chua, thức uống có ga,… có thể kích hoạt cơn rung nhĩ.
  • Hạn chế cholesterol trong thịt đỏ, sữa béo, mỡ, da và nội tạng động vật.
Người bị hẹp van tim nên và không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Thực phẩm chứa vitamin K người bị hẹp van tim nên tránh

Cách chữa trị bệnh hẹp van tim

Tùy vào từng mức độ hẹp van và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị phù hợp như:

Sử dụng thuốc

Nhằm giảm các triệu chứng của bệnh hẹp van tim và ngăn ngừa các biến chứng, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc hạ áp:

Loại thuốc này được dùng để giảm áp lực cho tim, cải thiện lưu thông máu. Những nhóm thuốc hạ áp thường được kê như thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc chẹn thụ thể angiotensin I, thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi,…

  • Thuốc chữa loạn nhịp tim:

Loại thuốc này giúp ổn định nhịp tim, giảm tình trạng trống ngực và hồi hộp.

  • Thuốc chống đông máu:

Loại thuốc này giúp ngăn ngừa máu đông và các biến chứng tắc mạch.

  • Thuốc trợ tim:

Digitalis sẽ giúp tăng sức co bóp của tim.

  • Thuốc lợi tiểu:

Loại thuốc này hỗ trợ hạ huyết áp, giảm các triệu chứng như khó thở, phù, ho,… do tích tụ dịch trong phổi và các chi.

  • Thuốc kháng sinh:

Loại thuốc này được sử dụng để điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn beta-hemolytic nhóm A, ngăn ngừa bệnh sốt thấp khớp tái phát.

Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh nặng, chỉ sử dụng thuốc không đủ để cải thiện các triệu chứng. Do đó, bác sĩ có thể quyết định áp dụng một số phương pháp phẫu thuật tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh. Các phương pháp này bao gồm:

  • Nong van:

Phương pháp này thường được sử dụng cho người bị hẹp van dưới 40 tuổi và lá van vẫn chưa bị tổn thương nhiều.

  • Sửa van:

Bác sĩ sẽ tiến hành sửa van bằng cách loại bỏ mảng vôi, tác lá van dính, sùi loét hoặc cắt bỏ mép van thừa để van tim được mở ra dễ dàng hơn.

  • Thay van:

Khi van tim bị hư hỏng nặng, bác sĩ sẽ thực hiện việc loại bỏ van hỏng và thay thế bằng van tim nhân tạo. Hiện nay có hai loại van nhân tạo được sử dụng là van tim sinh học và van tim cơ học.

Điều chỉnh lối sống

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh hẹp van tim, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Duy trì lối sống lành mạnh:

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu muối, đường và chất béo như thịt đỏ và mỡ động vật. Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn và cafe như rượu bia, nước tăng lực và cà phê. Thay vào đó, bổ sung khẩu phần ăn với rau quả, trái cây và ngũ cốc nguyên cám giàu vitamin và chất xơ tốt cho tim mạch.

  • Từ bỏ thuốc lá và chất kích thích:

Không hút thuốc lá và tránh sử dụng các loại chất kích thích, vì chúng có thể làm gia tăng các triệu chứng rối loạn nhịp tim và đau ngực do hẹp van.

  • Phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn:

Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tiêm vaccine phòng cúm đều đặn và sử dụng thuốc kháng sinh trước và sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

  • Tái khám định kỳ:

Thực hiện khám định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm hoặc tái khám khi triệu chứng bệnh hẹp van tim trở nên nặng hơn.

  • Tập thể dục thường xuyên:

Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, bao gồm các bài tập như đạp xe, đi bộ và yoga, sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ hẹp van tim.

Người bị hẹp van tim nên và không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Duy trì một lối sống lành mạnh để bệnh tim mạch được cải thiện

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những lời khuyên về dinh dưỡng và phương pháp chữa bệnh hẹp van tim, hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và cung cấp kiến thức hữu ích.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể và chính xác, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế. Họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác và phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *