Vỏ chanh có tác dụng gì?

Chanh với hương vị chua đặc trưng, là một loại quả được yêu thích và thường xuất hiện trong các loại nước giải khát. Mặc dù phần vỏ chanh thường bị coi là phế thải và bỏ đi, nhưng thực tế, phần này lại cung cấp nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Vậy, vỏ chanh có tác dụng gì? Chúng ta hãy cùng Nhà thuốc Thái Minh tìm hiểu nhé!

Vỏ chanh ẩn chứa đa dạng chất quan trọng như enzym thiết yếu, vitamin, và khoáng chất, bao gồm vitamin C, vitamin P, chất xơ, limonene, axit citric, canxi, kali, flavonoid polyphenol và salvestrol Q40,… Có rất nhiều công dụng của vỏ chanh đối với sức khỏe con người.

Vỏ chanh có tác dụng gì?

Giảm nguy cơ ung thư

Trong vỏ chanh chứa các chất có khả năng chống ung thư, đáng chú ý là Salvestrol Q40 và Limonene – hai hợp chất tự nhiên vô cùng hiệu quả trong việc đối phó với ung thư. Salvestrol Q40 tác động lên enzym đặc trưng trong tế bào ung thư, gọi là CypB1, và thúc đẩy quá trình tử vong tự phương của tế bào ung thư.

Vỏ chanh có tác dụng gì?
Polyphenol flavonoid có trong vỏ chanh giúp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể

Limonene có khả năng chống oxi hóa mạnh mẽ, kháng viêm và chống ung thư. Nó giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy da, ổn định sức khỏe cho những người mắc ung thư đại trực tràng và có tác dụng chống ung thư ở bệnh nhân ung thư vú. Các nghiên cứu chỉ ra rằng Limonene hiệu quả gấp hàng nghìn lần so với thuốc hóa chất Adriamycin – một loại thuốc được dùng trong điều trị ung thư. Nó chỉ tấn công tế bào ung thư mà không gây hại đến tế bào khỏe mạnh, từ đó giảm thiểu tác dụng phụ.

Giảm đau khớp

Vỏ chanh chứa canxi và vitamin C, giúp bảo vệ sức khỏe xương bằng cách duy trì mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, các chất chống oxi hóa trong vỏ chanh cũng có khả năng giảm viêm và hỗ trợ kiểm soát các rối loạn miễn dịch, bao gồm viêm khớp dạng thấp. Đơn giản, bạn có thể sử dụng dầu vỏ chanh pha trộn với dầu ôliu để xoa bóp và giảm đau ở các khớp như cổ tay, cổ chân và đầu gối.

Giúp tóc và móng chắc khỏe, tẩy da chết

Vỏ chanh có những tác dụng gì? Sử dụng vỏ chanh trong việc chăm sóc tóc và móng tay cũng mang đến nhiều lợi ích. Việc gội đầu với vỏ chanh có thể kích thích tóc mọc nhanh và hiệu quả trong việc điều trị gàu. Bạn cũng có thể đun vỏ chanh và trộn nước từ vỏ chanh với dầu dừa để dưỡng móng tay và móng chân, giúp chúng trở nên sáng màu và khỏe đẹp.

Một phương pháp khác là kết hợp vỏ chanh đã xay nhuyễn với dầu ôliu và đường để tẩy tế bào chết, giúp làn da trở nên trắng sáng và mềm mịn.

Vỏ chanh có tác dụng gì?
Vỏ chanh giúp chăm sóc tóc và là nguyên liệu tẩy da chết khá hiệu quả

Sát khuẩn

Vỏ chanh chứa Vitamin C có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Nó có tác dụng ngừng chảy máu chân răng, giảm viêm nướu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây ra hôi miệng.

Tính kháng khuẩn cao của vỏ chanh cũng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của nấm và các vi khuẩn gây hại trên da, móng tay và tóc. Điều này giúp giảm viêm nhiễm, ngứa, đặc biệt là tình trạng nhiễm nấm móng mà nhiều người gặp phải. Vì vậy, khi được hỏi vỏ chanh có tác dụng gì, bạn có thể trả lời ngay là khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ và hữu ích cho nhiều vấn đề sức khỏe.

Giảm cân, giảm mỡ máu

Theo quan điểm của Đông y, vỏ chanh có tác dụng giảm cholesterol trong máu nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, bioflavonoid, và các vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Vỏ chanh cũng cung cấp chất xơ hòa tan pectin, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Ngoài ra, hợp chất polyphenol trong vỏ chanh cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát chất béo. Bạn có thể sử dụng vài lát vỏ chanh, đun sôi, sau đó thêm một ít nước cốt chanh và mật ong để tạo hương vị ngọt. Điều này không chỉ giúp giảm cholesterol mà còn mang lại lợi ích về sức khỏe tổng thể.

Vỏ chanh có tác dụng gì?
Salvestrol Q40 và Limonene trong vỏ chanh là chất giúp chống ung thư tự nhiên

Giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim

Vỏ chanh tự nhiên giúp giảm cholesterol trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Kali có trong vỏ chanh hỗ trợ duy trì huyết áp ổn định. Polyphenol flavonoid có trong vỏ chanh giúp giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu). Ngoài ra, vitamin C và vitamin P cũng hỗ trợ trong việc làm sạch và thanh lọc các mạch máu, giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro phát triển các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Vỏ chanh được dùng trị bệnh gì?

Dưới đây là một số bệnh mà vỏ chanh có thể được sử dụng để tiến hành điều trị, tuy nhiên, trước khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Trị viêm da, lở loét:

Vỏ chanh có khả năng chữa viêm da và lở loét hiệu quả nhờ vào các thành phần kháng khuẩn có trong vỏ chanh. Ngoài ra, axit có trong vỏ chanh cũng giúp ngăn ngừa mụn, loại bỏ bã nhờn và dầu trên da.

  • Trị nấm móng chân:

Vỏ chanh có tính kháng khuẩn cao, giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm. Đồng thời, vỏ chanh còn kháng vi khuẩn gây hại trên da, móng tay và chân, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa, đặc biệt là vấn đề nấm móng.

  • Chữa cảm cúm, nhức đầu:

Vỏ chanh chứa các enzym thiết yếu, vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, vitamin P, canxi, kali, chất xơ và limonene có tác dụng phòng ngừa các vấn đề về tim, cảm cúm, nhức đầu, mụn và cholesterol xấu.

  • Chữa đau răng, sâu răng:

Vitamin C có trong chanh có tính kháng khuẩn mạnh. Vỏ chanh giúp làm ngừng chảy máu chân răng, giảm viêm lợi và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng.

  • Chữa bệnh ho:

Vỏ chanh có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm và có tác dụng chữa ho hiệu quả. Đối với những người có đờm, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa… có thể sử dụng vỏ chanh để hỗ trợ điều trị.

Tác dụng phụ có thể xuất hiện khi dùng vỏ chanh

Bên cạnh những thông tin về tác dụng của vỏ chanh, bạn cũng cần tìm hiểu về một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng loại vỏ này:

  • Gây loét dạ dày:

Sử dụng quá nhiều vỏ chanh để điều trị bệnh có thể gây tạo axit dư thừa trong dạ dày, thực quản hoặc ruột non, dẫn đến việc hình thành vết loét. Tình trạng này được gọi là loét dạ dày tá tràng và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong dài hạn.

  • Tăng triệu chứng trào ngược dạ dày:

Triệu chứng như đau ngực, buồn nôn và đau họng là một số dấu hiệu chính của bệnh trào ngược dạ dày. Sự tăng hàm lượng axit trong vỏ chanh có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

  • Gây mất nước:

Mặc dù vỏ chanh có nhiều tác dụng có lợi, nhưng nó cũng chứa nhiều vitamin C. Vitamin C là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, nếu tiêu thụ lượng lớn vỏ chanh, có thể gây ra tình trạng tiểu nhiều, dẫn đến mất nước trong cơ thể.

Đây là những thông tin giúp bạn hiểu thêm về thắc mắc “Vỏ chanh có tác dụng gì?”. Vỏ chanh có nhiều lợi ích đáng kinh ngạc, vì vậy đừng vội vứt đi để tận dụng các công dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe nhé!

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể và chính xác, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế. Họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác và phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *